Công nghệ Internet of Things (IoT) là một phần của cuộc sống. Với các trợ lý ảo thông minh như Siri và Alexa, đồng hồ, lò nướng bánh mỳ, tủ lạnh, nhiệt… Tuy nhiên người dùng, doanh nghiệp đang gặp nguy hiểm do các thiết bị IoT bị tấn công. Do là các sản phẩm IOT thường mới được phát triển nên thường tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật. Các hacker có thể lợi dụng các lỗ hổng này để tấn công thiết bị IoT. Đây là một mối lo ngại lớn cho các doanh nghiệp khi sử dụng các thiết bị IOT. Tội phạm mạng có thể kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng của doanh nghiệp thông qua một thiết bị IOT không được bảo mật được tham gia vào mạng.
Vấn đề nghiêm trọng với bảo mật của các thiết bị IOT
IoT là một con dao hai lưỡi, nó không chỉ gây ra những rủi ro rất lớn đối với các doanh nghiệp trên toàn thế giới mà còn có khả năng phá vỡ các tổ chức, hoặc chính internet. Vội vàng tạo ra sản phẩm hợp thời đại mà nhà sản xuất bỏ ngỏ vấn đề về IOT. Sau khi phân tích các cuộc tấn công thì hầu hết được tạo ra bởi các lỗ hổng cực kỳ đơn giản.
Một số ví dụ thiết bị IoT bị tấn công
Không có ví dụ nào tốt hơn mã độc Mirai – phần mềm độc hại botnet, đã đánh sập các trang web lớn nhất trên thế giới chỉ trong vài giờ. Mirai được cài đặt trong các thiết bị IOT, router để tạo ra những cuộc tấn công DDOS khổng lồ. Một ví dụ điển hình khác cho thấy một thiết bị IoT bị tấn công khi kết nối với mạng. Tội phạm mạng đã tấn công một sòng bạc ở Bắc Mỹ thông qua máy đo nhiệt độ kết nối Internet trong một bể cá của sòng bạc. Hacker khai thác một lỗ hổng trong bộ điều chỉnh nhiệt để tấn công thiết bị này và xâm nhậm hệ thống mạng. Khi đã thâm nhập, họ truy cập và đánh cắp các CSDL của người đánh bạc.
Công nghệ IoT làm dấy lên nỗi lo ngại về những mối đe doạ mới và phức tạp hơn. Các sự cố trên là một lời nhắc nhở rằng thiết bị IoT có thể dễ dàng bị tấn công hoặc xâm nhập. Có rất nhiều IoT, mọi thứ từ máy đo nhiệt độ, hệ thống làm lạnh, điều hòa không khí HVAC, đến những thiết bị Alexa văn phòng. Có rất nhiều IoT và phần lớn trong số chúng không được bảo vệ và tồn tại lỗ hổng. Khi đó các thiết bị IoT bị tấn công dễ dễ dàng. Các nhà sản xuất tập trung vào hiệu suất và khả năng sử dụng thiết bị. Họ bỏ qua các biện pháp bảo mật, mã hoá dữ liệu và những lỗ hổng cơ bản. Đó là lý do tại sao các thiết bị IOT thường bị tấn công dễ dàng. Do đó, người dùng khó có thể làm điều gì để tự bảo vệ mình cho đến khi nhà sản xuất đưa ra các biện pháp bảo mật và bản vá cho những lỗ hổng có thể có trong thiết bị của họ.
Cách tốt nhất cho người dùng
Cách tốt nhất là chỉ kết nối thiết bị cần thiết vào mạng và liên tục theo dõi, giám sát. Từ đó phát hiện sớm các hành vi bất thường, cập nhật bản vá cho phần mềm. Đồng thời, giữ cho hệ điều hành và phần mềm, website của bạn luôn được cập nhật, sử dụng một sản phẩm bảo mật tốt để bảo vệ tất cả các thiết bị của bạn trong mạng và quan trọng nhất, nâng cao nhận thức của bản thân về các sản phẩm IoT.